Cuộc biểu tình Con_đường_Baltic

Người tham gia tại Šiauliai, Lithuania với cờ Đức quốc xã và cờ Liên Xô cắm trước những quan tàiNgười tham gia dùng radio xách tay để có thể thông tin chính xác thời gian khi để hình thành các chuỗi con người từ Tallinn qua Riga đến Vilnius. Họ cũng đeo phù hiệu chung cho thấy sự thống nhất của ba nước trong cuộc đấu tranh giành độc lập từ Liên Xô

Sự kiện được chuẩn bị kỹ càng để dòng người không bị gián đoạn, mỗi địa phương có dòng người nắm tay nhau "chạy" qua đều tổ chức phương tiện công cộng miễn phí để đưa nhân dân đến đứng tại các đoạn đường giữa các thành phố, thị trấn. Những người biểu tình cùng nhau nắm tay vào lúc 7 giờ tối giờ địa phương. Các chương trình radio đặc biệt góp phần giúp đỡ cho nỗ lực này. Tại Vilnius, hàng ngàn người tập trung tại Quảng trường Nhà thờ Lớn, tay cầm nến hát vang các bài hát ái quốc. Tại các nhà thờ, thánh lễ được tổ chức và chuông được rung lên.

Cuộc biểu tình diễn ra hoàn toàn không có bạo động. Tuy nhiên, dân chúng tham gia không khỏi lo ngại bị đàn áp hay trả đũa. Trong thực tế, chủ tịch Đông Đức Erich Honecker và chủ tịch Rumani Nicolae Ceauşescu đã đồng ý hỗ trợ quân sự trong trường hợp Liên bang Xô Viết quyết định dũng vũ lực phá vỡ cuộc biểu tình.[1]

Tại Quảng trường PushkinMoskva, cảnh sát chống bạo động được huy động để ngăn chặn vài trăm người khi họ định tổ chức một cuộc biểu tình tương trợ. Thông tấn xã TASS đưa tin 75 người bị bắt giữ vì các tội gây rối và phá hoại. Khoảng 13 ngàn người cũng đã biểu tình tại Moldova.

Cuộc biểu tình gây ngạc nhiên cho các nước phương Tây. Hãng tin Reuters ngày hôm sau ước lượng có khoảng 700 ngàn người Estonia, 500 ngàn người Latvia và gần 1 triệu người Litva trong tổng số 8 triệu người dân ở cả ba nước đã tham gia sự kiện này. Hãng thông tấn TASS của Liên Xô đưa ra con số 300 ngàn người tại Estonia và 500 ngàn người tại Litva, không có số liệu được đưa ra cho Latvia.